115 lượt xem

4 giai đoạn thoái hóa khớp gối và cách điều trị

Thoái hoá khớp gối không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Trước đây, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, hiện nay thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ do lối sống thụ động, ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời, không thể đi lại được.

Thoái hóa khớp gối là gì ? 

Khớp gối có vai trò quan trọng trong việc gánh vác toàn bộ trọng lượng cơ thể, cũng như đảm nhiệm các hoạt động của chân. Chính vì vậy, qua thời gian khớp gối rất dễ bị tổn thương và thoái hoá.

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng xảy ra những thương tổn trên bề mặt sụn khớp. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, trở nên xù xì và mỏng, mất tính đàn hồi, không bảo vệ được đầu xương. Sau đó xảy ra những biến đổi ở bề mặt khớp, tăng sự lắng đọng canxi hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến các biến dạng khớp và làm hư khớp.

Hình ảnh khớp gối thoái hóa 

4 giai đoạn của thoái hóa khớp gối 

Thoái hóa khớp gối được chia thành các giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Tương ứng với mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng điển hình khác nhau:

Thoái hóa khớp gối độ 1

Ở giai đoạn này, lớp sụn khớp chỉ vừa bị bào mòn một phần nhỏ, người bệnh cũng chưa cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh.

Có thể xuất hiện đau khớp gối khi bệnh nhân hoạt động quá nhiều vùng khớp gối, đứng lên ngồi xuống liên tục, lên xuống cầu thang hay ngồi xổm.

Tại khớp gối không có hiện tượng sưng nóng đỏ đau, không xuất hiện sự biến dạng, chụp MRI thấy khớp gối gần như bình thường.

Thoái hóa khớp gối độ 2

Đây được gọi là giai đoạn tiến triển nhẹ, lớp sụn khớp chưa bị tổn thương nhiều, bao hoạt dịch vẫn hoạt động bình thường cung cấp đủ dịch khớp để nuôi dưỡng lớp sụn, đồng thời giúp bôi trơn ổ khớp, nhờ đó hoạt động của khớp gối vẫn được bình thường.

Một số bệnh nhân thoái hóa khớp gối ở giai đoạn này đã có sự hình thành các gai xương nhỏ. Hình ảnh chụp X-quang có hiện tượng hẹp khe khớp nhẹ.

Khi bệnh nhân vận động, gai xương sẽ chạm vào các tổ chức mô trong ổ khớp, có thể gây đau mỏi nhất là khi vận động nhiều hay làm việc quá sức. Có thể có hiện tượng cứng khớp khi trời lạnh hoặc khi ít vận động khớp gối.

Thoái hóa khớp gối độ 3

Giai đoạn này, lớp sụn khớp bị tổn thương rõ nét, gai xương nhiều làm khớp bị biến dạng gây ảnh hưởng đến sự vận động của khớp.

Các cơn đau khớp gối xuất hiện thường xuyên hơn, đi lại vận động khó khăn, nhất là khi leo cầu thang, đứng lâu, đi nhiều, ngồi xổm, nhiều khi đi bộ nhẹ nhàng cũng đau khớp.

Cứng khớp buổi sáng xảy ra thường xuyên, có thể xuất hiện các đợt viêm khớp gối gây sưng nóng đỏ đau, thậm chí có thể tràn dịch. Một số trường hợp có biểu hiện vẹo khớp gối.

Hình ảnh chụp X-quang cho thấy hẹp khe khớp rõ, đặc xương dưới sụn, nhiều gai xương kích thước khác nhau, đầu xương có thể bị biến dạng.

Thoái hóa khớp gối độ 4

Ở giai đoạn 4, lớp sụn gần như bị bào mòn hoàn toàn rồi bong tróc để lộ các đầu xương, có thể tổn thương bao hoạt dịch nên không thể bôi trơn ổ khớp khi vận động. Do đó bệnh nhân bị hạn chế vận động khớp gối, đau khi vận động, có thể nghe tiếng lạo xạo lục cục khi vận động khớp gối do các đầu xương chạm vào nhau.

Đau nhức thường xuyên liên tục, có những cơn đau khớp dữ dội, đau tăng khi vận động. Cứng khớp buổi sáng. Biến dạng khớp gối do hẹp khe khớp, dính khớp, gây lệch trục. Viêm khớp gối xảy ra thường xuyên hơn, tràn dịch khớp gối.

Hình ảnh chụp X quang cho thấy khe khớp hẹp nhiều thậm chí có thể hẹp toàn bộ khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai xương kích thước lớn, đầu xương bị biến dạng rõ.

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối 

Việc kiểm soát và điều trị thoái hóa khớp gối sớm giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện dấu hiệu thoái hóa khớp ở bất kỳ giai đoạn nào người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất  thăm khám hoặc liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646866 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn.

Điều trị thoái hóa khớp gối 

Hiện nay có khá nhiều phương pháp để điều trị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sức khoẻ, tình trạng bệnh của từng người mà sẽ có những phương pháp phù hợp nhất định.

Điều trị nội khoa

Với các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau, kháng viêm giúp bệnh nhân giảm bớt những triệu chứng đau đớn, viêm sưng, kiểm soát quá trình thoái hoá khớp. Vậy người bị thoái hoá khớp gối uống thuốc gì? Tuỳ vào mức độ diễn biến của bệnh, bác sĩ có thể kê một trong các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau nhẹ: Paracetamol

  • Thuốc giảm đau không steroid: Diclofenac, Aspirin

  • Thuốc giãn cơ: Myonal 50mg, Varafil,…

  • Thuốc bôi ngoài da: Dùng các loại gel như Voltaren Emulgel bôi tại khớp gối 2-3 lần/ngày để giảm đau nhanh.

  • Tiêm trực tiếp corticoid vào khớp: Tác dụng giảm đau, kháng viêm cực mạnh.

  • Tiêm chất nhờn vào khớp gối: Giúp giảm đau, chống viêm và cải thiện chức năng vận động..

  • Vitamin nhóm B: Các loại vitamin B1, B6, B12 giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp.

Tuy nhiên, những loại thuốc kể trên chỉ có hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn, người bệnh không nên quá lạm dụng, dễ dẫn đến nhờn thuốc hoặc tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc 

Vật lý trị liệu

Những trường hợp đau nhức xương khớp nhẹ, bệnh nhân có thể kết hợp uống thuốc với thực hiện vật lý trị liệu để khắc phục và kiểm soát bệnh.

Phương pháp này hỗ trợ sản sinh và phục hồi sụn khớp, nhanh chóng giúp bệnh nhân giảm sưng đau, khó chịu. Các phương pháp vật lý trị liệu người bệnh có thể áp dụng như: sóng cao tầng, điện trị liệu, thuỷ châm, nhiệt điện,…

Phẫu thuật

Với những trường hợp bệnh đã ở giai đoạn nặng, không thể dùng thuốc để điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cho làm phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng được tuỳ bệnh nhân như:

  • Phẫu thuật ghép tế bào sụn tự thân

  • Phẫu thuật đục sửa xương trục

  • Phẫu thuật ghép xương sụn

  • Phẫu thuật nội soi làm sạch

Đối với bệnh nhân khớp bị tổn thương nặng nề, không thể phục hồi được, cần thiết phải thay khớp nhân tạo.

Tuy nhiên các phương pháp phẫu thuật thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, người bệnh cần cân nhắc và bàn bạc kỹ với bác sĩ trước khi thực hiện, đặc biệt là những người bệnh lớn tuổi.

Phòng ngừa thoái hóa khớp gối 

Mục đích chính của các biện pháp phòng tránh tình trạng thoái hóa khớp gối là giảm thiểu những yếu tố nguy cơ đồng thời hỗ trợ nâng cao sức khỏe tổng thể. Về cơ bản, quá trình bào mòn sụn khớp có thể được phòng tránh từ sớm bằng cách điều chỉnh lối sinh hoạt với những thói quen gồm:

Duy trì cân nặng vừa phải

Cân nặng quá mức sẽ gây thêm áp lực lên đầu gối. Theo thời gian khiến sụn đầu gối bị mòn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp gối. Bên cạnh đó, khi cơ thể tích mỡ sẽ sản xuất ra cytokine – một loại protein khiến tình trạng viêm lan rộng.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Nồng độ glucose (đường trong máu) cao gây ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của sụn. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ viêm và mất sụn cao hơn. Do đó, bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu ở mức độ ổn định, hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt.

Hạn chế ăn đồ ngọt để kiểm soát lượng đường trong máu 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Ăn đúng bữa, chỉ nên ăn những thực phẩm nhiều canxi, vitamin D, glucosamine,… tốt cho xương khớp và tránh xa những loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn như đồ chiên rán, thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, rượu bia,…

Bạn cũng có thể bổ sung các hoạt chất giúp củng cố hệ xương khớp chắc khỏe thông qua việc sử dụng viên uống Flexglu. Viên uống gồm các thành phần nổi bật như Vitamin D3, Glucosamine sulfate, Chondroitin sulfat, Collagen type II,Bromelain, Acid Hyaluronic, Methylsulfonylmethane (MSM)….là một giải pháp bổ sung dinh dưỡng chăm sóc xương khớp hiệu quả.

Sử dụng 2 viên Flexglu mỗi ngày có tác dụng hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, duy trì sụn khớp, hỗ trợ tăng tính đàn hồi của khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp, giảm nguy cơ lão hóa khớp.

Tránh làm việc nặng

Các công việc nặng nhọc chính là tác nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Theo đó, người bệnh nên hạn chế bê vác đồ vật nặng có trọng lượng trên 3kg, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý khi làm việc, hạn chế những chấn thương, va đập lên khớp gối.

Duy trì chế độ tập luyện

Một chế độ tập luyện hợp lý sẽ giúp các khớp xương của bạn trở nên dẻo dai, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, viêm khớp, thoái hoá khớp.

Tuy nhiên khi đã mắc bệnh rồi, nhiều người sẽ thắc mắc một số vấn đề như: Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Hay thoái hoá khớp gối có nên đạp xe, tập yoga…. Theo các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể đi bộ, đạp xe, tập luyện thể dục,… tuy nhiên cần nhẹ nhàng, vừa phải, nếu cảm thấy khớp đau hơn thì cần giảm thời lượng tập luyện.

Thoái hoá khớp gối là bệnh hết sức nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Chính vì vậy, ngay khi nghi ngờ khớp bị thoái hoá hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán sớm nhất hoặc liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800.646866 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn.

Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/stages-of-osteoarthritis-5095938