88 lượt xem

Nổi mề đay vào sáng sớm, phải làm sao?

Bỗng dưng sáng thức dậy bị nổi mề đay khiến bạn ngứa ngáy khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sinh hoạt lẫn công việc. Mặc dù tình trạng này sẽ dịu đi và dần biến mất vài giờ đồng hồ sau đó, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi vì sao mình lại bị như thế và chỉ xuất hiện vào buổi sáng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những yếu tố có thể gây nổi mề đay vào sáng sớm cùng cách xử lý tình trạng này.

Nổi mề đay là bệnh gì? 

Nổi mề đay là tình trạng mao mạch trên da bị tổn thương do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, dẫn đến phù nề cấp tính hoặc mãn tính ở trung bì.

Bệnh nổi mề đay được chia thành 2 dạng, dựa vào yếu tố thời gian gây bệnh, gồm:

  • Nổi mề đay cấp tính: Loại mề đay này thường xảy ra trong 24 giờ và kéo dài ít hơn 6 tuần.

  • Nổi mề đay mãn tính: Loại mề đay này kéo dài trên 6 tuần, thậm chí kéo dài nhiều năm khó chữa dứt điểm.

Mặc dù có 2 dạng mề đay nhưng mề đay cấp tính là phổ biến hơn cả. Có hơn 80% các ca nổi mề đay là mề đay cấp tính và có thể tự khỏi mà không để lại dấu vết gì. Theo nhiều nghiên cứu, chỉ có khoảng 5 – 10% các trường hợp nổi mề đay tiến triển thành mãn tính.

Triệu chứng nổi mề đay vào buổi sáng 

Mề đay là một phản ứng dị ứng có thể xuất hiện khi tiếp xúc với các dị nguyên hoặc do bệnh lý trong cơ thể gây nên. Một số dấu hiệu nổi mề đay vào sáng sớm có thể kể đến như:

  • Phát ban: Xuất hiện các mảng nốt sần sùi, phù nề, kích thước và hình dạng đa dạng. Da ửng đỏ, sờ vào thấy cộm, cứng chắc.

  • Ngứa rát: Các tổn thương da kèm theo tình trạng châm chích nhẹ, ngứa âm ỉ đến dữ đội. Vùng da phát ban trở nên nóng rát, khó chịu.

  • Vị trí: Đa dạng vị trí, có thể xảy ra trên mặt, cổ, chân, tay, lưng… hoặc lan ra toàn thân.

  • Thời gian xuất hiện: Xuất hiện theo từng cơn và nhanh chóng biến mất. Mỗi cơn mày đay thường kéo dài không quá 24 tiếng.

Phát ban là triệu chứng điển hình của nổi mề đay

Nguyên nhân nổi mề đay vào sáng sớm 

Mề đay xuất hiện vào sáng sớm có thể do một số nguyên nhân như:

Chức năng gan suy giảm

Tình trạng nóng gan, gan nhiễm độc, bị tổn thương có thể dẫn đến mề đay dễ xuất hiện không chỉ vào sáng sớm mà còn bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Chức năng gan suy giảm cũng khiến hoạt động đào thải và chuyển hóa tại gan gặp vấn đề. Điều này làm tăng viêm, cơ thể dễ phát ban, mẩn ngứa khi gặp dị nguyên.

Thay đổi hormone

Vào ban đêm và sáng sớm, cơ thể sẽ giải phóng cytokine – hoạt chất gây ra phản ứng viêm nhiều lên, trong khi corticosteroid – chất có tác dụng giảm viêm lại bị mất đi. Khi đó, làn da sẽ bị mất nước, dẫn đến khô và ngứa.

Côn trùng đốt

Trong quá trình ngủ, bạn có thể bị một số loại côn trùng như kiến, muỗi đốt. Nọc độc của chúng chính là dị nguyên kích thích phản ứng dị ứng dẫn đến phát ban, mề đay.

Ở trường hợp này, mề đay thường đi kèm các tổn thương dạng viêm da tiếp xúc.

Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

Mạt bụi 

Mạt bụi là những con bọ nhỏ thường cư ngụ trên nệm, gối, giường và một số đồ nội thất khác, có khả năng kích thích phản ứng dị ứng phát sinh, gây ra dị ứng vào sáng sớm. Nếu đêm trước bạn “ngủ chung” với mạt bụi, sáng ngủ dậy bị nổi mẩn ngứa khắp người là điều có thể xảy ra.

Phấn hoa

Những người bị dị ứng với phấn hoa thường gặp phải triệu chứng tệ hơn vào buổi sáng do thời điểm này trong không khí có lượng phấn hoa phát tán nhiều nhất trong ngày. Do đó, nếu sáng sớm ngủ dậy bạn có thói quen hoạt động ngoài trời như chạy bộ, tập thể dục và dắt chó đi dạo… thì phấn hoa có thể khiến bạn bị dị ứng, trong đó có cả việc bị nổi mẩn ngứa.

Ngoài ra, nếu trong phòng, trong nhà chứa nhiều hoa cũng có thể khiến bạn sáng ngủ dậy bị nổi mẩn ngứa nếu là người có cơ địa dị ứng với phấn hoa.

Dị ứng phấn hoa là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay

Lông thú cưng

Nếu bạn có thói quen cho chó, mèo cưng ngủ chung trong phòng hoặc tự ý vào phòng ngủ chơi đùa. Điều này sẽ khiến lông thú cưng, vảy da chết, nước bọt của chúng bám lại trên giường, thảm. Yếu tố dị nguyên này là nguyên nhân khiến bạn dễ hắt hơi, sổ mũi hay tệ hơn là nổi mề đay, mẩn ngứa vào sáng hôm sau.

Thực phẩm

Nổi mề đay vào sáng sớm cũng có thể do bạn bị dị ứng với thực phẩm được ăn vào tối hôm trước.

Mắc các bệnh khác

Những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn… thì nguy cơ bị nổi mề đay là không tránh khỏi và thường tái phát vào sáng sớm.

Nếu tình trạng nổi mề đay thường xuyên tái phát và không tìm được nguyên nhân chính xác, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám hoặc liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646866 để được hỗ trợ tư vấn.

Làm gì khi bị nổi mề đay vào sáng sớm? 

Thật khó để mô tả cảm giác bức bối khi bị ngứa mà gãi cũng không đỡ, thậm chí mẩn đỏ nổi đầy khắp người. Lúc này, tâm lý chung của người bệnh là giảm ngứa thật nhanh để tập trung làm những việc khác, chuẩn bị cho một ngày mới. Sau đây là những biện pháp mà bạn có thể thử để cải thiện tình trạng của mình:

Giảm ngứa tự nhiên

Khi nổi mề đay đột nhiên xuất hiện vào sáng sớm và không quá nghiêm trọng, một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt được sự khó chịu:

  • Chườm nóng với muối hoặc chườm đá lạnh: Hơi nóng từ muối hoặc hơi lạnh ở đá sẽ làm dịu cơn ngứa ngay tức khắc, giúp tuần hoàn máu tốt hơn, từ đó hạn chế nốt sẩn mới nổi lên.

  • Tắm bột yến mạch: Yến mạch có đặc tính chống ngứa, giảm viêm và làm dịu da, đồng thời dưỡng ẩm, hạn chế kích ứng. Nếu tự nhiên bị nổi mề đay, ngứa vào buổi sáng, bạn hãy pha bột yến mạch vào bồn tắm rồi ngâm mình trong vài phút, cơn ngứa sẽ cải thiện đáng kể.

  • Uống trà thảo dược như gừng, mật ong, hoa cúc… Một tách trà nóng sẽ làm ấm cơ thể từ bên trong, xoa dịu cơn ngứa một cách nhẹ nhàng và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Bôi dung dịch Calamine lên khu vực bị nổi mề đay, nó sẽ giúp làn da của bạn bớt khô và ngứa.

Chườm lạnh để làm dịu cơn ngứa 

Dùng thuốc tân dược

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nổi mề đay vào sáng sớm làm xáo trộn giấc ngủ và ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý. Trong trường hợp mẩn đỏ, ngứa ngáy không cải thiện dù bạn đã thử nhiều cách, thuốc tây có thể là biện pháp thay thế.

Hiện nay, thuốc kháng histamin đường uống và corticoid kem bôi là 2 thuốc phổ biến nhất. Cả 2 thuốc này đều giúp giảm ngứa, mề đay nhưng chỉ giúp điều trị triệu chứng, không tác động vào nguyên nhân gây bệnh và đi kèm với rất nhiều tác dụng phụ. Do đó, hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng không mong muốn.

Phòng ngừa nổi mề đay 

Nổi mề đay có nhiều nguyên nhân phức tạp và khó loại bỏ hoàn toàn khỏi môi trường sống, chỉ khi tìm ra nguyên nhân và loại bỏ hoàn toàn mới có thể phòng ngừa bệnh triệt để. Để phòng ngừa và giảm nguy cơ tái phát, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt theo các gợi ý dưới đây để làm hạn chế tình trạng sáng ngủ dậy bị nổi mề đay gây ngứa ngáy khó chịu như sau:

  • Tuyệt đối không cho thú cưng vào phòng ngủ

  • Định kỳ tắm thú cưng ít nhất một lần mỗi tuần

  • Hạn chế dùng thảm lông, thay thảm lông bằng thảm lót sàn làm từ gỗ hoặc gạch để phòng ngừa nguy cơ ngủ dậy bị nổi mẩn ngứa do yếu tố dị nguyên gây ra;

  • Diệt mạt bụi trong phòng ngủ bằng cách điều chỉnh độ ẩm thấp hơn 50%

Diệt mạt bụi trong phòng ngủ để giảm nguy cơ mề đay 

  • Phủ tấm chống mạt bụi trên nệm và gối khi không sử dụng chúng

  • Thường xuyên vệ sinh drap giường

  • Đóng cửa sổ trước khi đi ngủ

  • Dùng thuốc chống dị ứng trước khi đi ngủ theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng viên uống bổ gan Forhepa 

Ngày nay, để đối phó với tình trạng nổi mề đay, nhiều người có xu hướng sử dụng các giải pháp từ thảo dược giúp tăng cường sức khỏe, điều tiết miễn dịch cho cơ thể nhằm cải thiện mề đay mẩn ngứa ngay từ bên trong, giảm nguy cơ bệnh tái phát. Trong đó, Forhepa là sản phẩm đang được đông đảo người bệnh lựa chọn và tin dùng.

Viên uống bổ gan Forhepa có thành phần chính gồm L-Ornithine L-Aspartate, cao actiso, cao bồ công anh, silymarin chiết xuất từ hạt cây cao kế sữa đã được khoa học chứng minh hỗ trợ tăng cường chức năng gan, giảm mẩn ngứa, mề đay vượt trội.

Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa thảo dược và hoạt chất hiện đại, Forhepa không chỉ giảm ngứa bên ngoài mà còn tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể khỏe mạnh để chống lại sự xâm nhập của dị nguyên. Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng..

Nguyên nhân gây nổi mề đay rất đa dạng, phức tạp và khó xác định chính xác. Mặc dù bệnh hầu như không nguy hiểm đến tính mạng song người bệnh không nên chủ quan để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Nếu cần tư vấn thêm về bệnh mề đay, hãy liên hệ với tổng đài miễn cước 1800.646866 để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8630-hives